Đắm chìm với sự mê hoặc của hình thức thi đấu 'Không Caddie'

Caddie vốn dĩ không chỉ là nhân viên phục vụ theo sát các tay golf trên sân mà còn là người đồng hành thân cận của mỗi golfer khi đến với bất cứ một giải đấu nào. Tuy nhiên, một hình thức thi đấu mới được khởi xướng khi các golfer ra sân mà không hề có bóng dáng của các caddie.

Trên sân golf, để giúp các golfer hoàn thành những trận đấu gậy một cách suôn sẻ nhất thì caddie đóng một vai trò quan trọng hơn cả. Họ phải đi theo sau tháp tùng các golfer chinh phục từ hố golf này đến hố golf khác đồng thời thầm lặng di chuyển di chuyển các bộ gậy lên tới hơn 15 kilogram. 

Patrick Reed và caddie của mình đi bộ trên fairway tại lỗ thứ 18 trong vòng chung kết của FedEx St. Jude Classic diễn ra ở TPC Southwind vào ngày 9 tháng 6 năm 2013 tại Memphis.

Tuy nhiên, một phong trào mới xuất hiện trong làng golf Hàn Quốc chính là hình thức thi đấu không có caddie hỗ trợ. Ưu điểm lớn nhất của việc này chính là tiết kiệm chi phí. Tại Hàn Quốc, với mỗi lần ra sân, các golfer phải chi khoảng 120.000won (tương đương khoảng 2.4 triệu VNĐ) cho phí caddie.

Chưa kể đến những khoản phụ thu và tiền tip cho caddie khoảng 30.000won (tương đương khoảng 600.000 VNĐ). Chính vì vậy, các golf thủ nghiệp dư thường chọn cho mình phương thức này khi ra sân với mục đích luyện tập đồng thời tiết kiểm một khoản chi phí.

Bên cạnh đó, lý do mà nhiều golfer đưa ra là do họ cảm thấy căng thẳng khi có sự quan sát của người khác trong lúc thực hiện những cú đánh quan trọng để đưa bóng vào lỗ. Việc thi đấu cùng caddie ít nhiều được cho là ảnh hưởng tới kết quả thi đấu của các golfer. 

Mặc dù vậy, cũng có khá nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này cũng được đưa ra. Khuyết điểm lớn nhất của hình thức này chính là việc bạn phải tự di chuyển, quản lý tất cả mọi thứ khi đến sân.

Việc này đòi hỏi các golfer phải tự di chuyển các túi golf của mình, các dụng cụ đo dạc phục vụ cho việc đọc green đồng thời phải tự di chuyển xe cart đến các hố golf và tự lo liệu chuyện ăn uống của mình tại các clubhouse. Chưa hết, golfer phải thành thạo việc đọc green đẩy bóng để làm chủ ván đấu của mình vì sẽ không có bất cứ lời khuyên nào từ những người trợ thủ mang tên caddie.

Thực tế chỉ ra rằng việc di chuyển bằng xe cart trên sân và chuẩn bị tại clubhouse không thực sự quá khó khăn nhưng để thực hiện hết những điều còn lại thật sự không dễ dàng. Vì lẽ đó, số điểm nhận được có lẽ cũng sẽ không mấy khả quan.

Chưa hết, nhiều golfer cho rằng việc họ trở nên thành thạo hơn ở bất cứ sân golf nào phần lớn đều là nhờ sự giúp đỡ tận tình của hệ thống caddie tại đây. Không những thế những cuộc trò chuyện với caddie cũng khiến họ xua đi căng thẳng, mệt mỏi khi di chuyển tại một địa hình rộng lớn và trống vắng như tại sân golf.

Chính vì vậy, dù chỉ mới nổi lên tại Hàn Quốc nhưng với những điểm bất cập nêu trên, có lẽ không một golfer nào lại dại dột gây thêm cản trở cho những ván đấu của mình bằng việc thi đấu mà không có sự trợ giúp của caddie. 

Hậu 5 năm đóng cửa vì bị lũ tàn phá, sân golf Kananaskis Country hoạt động trở lại