Hành trình tìm danh tính người được lấy tên cho Tiger Woods (Kỳ 4)

Kỳ 1 - Kỳ 2 - Kỳ 3

Hiện tại tôi đã trở về thành phố Hồ Chí Minh. Một cơn mưa ngắn nhưng lại xảy ra hợp thời điểm, mở đầu cho đợt gió mùa mới vào nơi đây. Tôi đang chuẩn bị rời khách sạn Omni Saigon để chơi một vòng golf tạm biệt cùng Flower và Peto.

Flower gửi lời đề nghị muốn trở thành đại diện của tôi ở Việt Nam. Trước đó văn phòng của tôi ở Mỹ đã nhận được một cuộc điện thoại từ chồng của Trinh. Tất cả những gì mà ông ấy biết rõ nhất chỉ là việc Tiger Phong vẫn còn sống vào năm 1975. Chi tiết cụ thể được tôi chia sẻ với Flower sau đó.

Như bạn đã biết, đây là một vấn đề phức tạp”, người chồng cho biết. “Tôi không muốn dính vào những thứ này. Nhưng tôi tình cờ có những cảm nhận riêng và đây là thứ tôi tìm hiểu được:

Trung tá Phong không phải Phó tỉnh trưởng ở Bình Thuận vào thời điểm chiến tranh kết thúc. Trước đó ông đã được thăng cấp làm Tỉnh trưởng ở Lâm Đồng. Ông ấy chắc chắn đã bị đưa lên phía Bắc và vẫn sống sót. Tôi sẽ tìm hiểu thêm về chuyện này”,

Khi tôi đề nghị được đưa địa chỉ của tôi và số điện thoại, ông ấy mỉm cười và nói: “Tôi là người Việt Nam nên ông biết đấy, một lá thư từ ngoại quốc chắc chắn sẽ chịu sự kiểm duyệt”. Vì thế tôi chỉ đưa số điện thoại của Flower và gửi lời cảm ơn.

Lúc này tôi đã có một số thông tin thu thập được nhưng tất cả vẫn còn rất mơ hồ.

Có khả năng này không”, tôi hỏi Flower, “rằng Phong hiện đang ở Mỹ nhưng không biết được ông ấy là nguồn cảm hứng cho cái tên Tiger Woods”.

Có thể lắm”, cô ấy trả lời.

Nhưng ông ta lại không đi kiếm Earl sao? Chuyện này không thể xảy ra”.

Tôi có dự định đặt một quảng cáo bằng tiếng Việt trên một tờ báo Mỹ nhưng Flower đưa ra lời khuyên.

Nếu chỉ có một từ gây nên nhiều lo lắng”, cô giải thích. “chắc chắn sẽ không ai trả lời đâu. Ông nên ghi ngắn gọn thôi”.

Sáng hôm sau tôi cùng Thanh và em gái anh ấy dùng bữa sáng cuối cùng tại nơi đây. Họ mang hoa để chào tạm biệt tôi và cùng tôi ra sân bay.

Tôi không muốn nói lời tạm biệt”, tôi nói với Thanh khi chuẩn bị lên máy bay ra Hà Nội.

Vậy thì hãy nói ‘Hẹn gặp lại’”, Thanh nói với một cụm từ tiếng Việt ở cuối.

Hẹn gặp lại”, tôi trả lời bằng tiếng Anh.

Tôi không chỉ bắt đầu hiểu cơ bản về tiếng Việt, tôi còn đang bắt đầu hiểu thêm về Earl Woods.

Chuẩn bị trở về Mỹ

Tôi cảm thấy rất tức giận với ông”, ông Nghị nói ngay khi gặp tôi. “Tôi chịu trách nhiệm về ông. Mọi ngày các cấp quản lý của tôi đều hỏi ‘Ông Callahan ở đâu hôm nay? Ông Callahan đang làm gì hôm nay?’ nhưng tôi lại không thể trả lời”.

Giống như các nhân viên Đại sứ quán Việt Nam ở Washington, ông Nghị tỏ ra quá trẻ so với chức vị hiện tại. Tôi để ông ấy kết thúc câu nói trước khi mở đầu một câu chuyện khác.

Tôi nghĩ Trung tá Phong từng bị giam ở Biên Phủ”, tôi nói vội và cảm thấy bị nhầm lẫn.

Ông ấy không ở đó”, ông Nghị nói.

Xin thứ lỗi”, tôi nhanh chóng sửa lại. “Là Vĩnh Phú”.

Ông Nghị giờ trông có vẻ không vui.

Cảm nhận đầu tiên của ông về Hà Nội như thế nào”, ông ấy chuyển sang một đề tài khác.

Giống với Mát-xcơ-va vậy, nhiều nón quân đội hơn Sài Gòn, ít nón lưỡi trai và nụ cười hơn. Có vẻ như Sài Gòn sẽ trở thành nơi hứa hẹn hơn cho việc kinh doanh”, tôi nhận xét.

Đúng vậy, nhưng để tôi chia sẻ với ông, các triệu phú ở thành phố Hồ Chí Minh lúc này đều đến từ miền Bắc, và hầu như mọi kỹ năng kinh doanh của họ đều học từ Liên Xô cũ”, ông Nghị chia sẻ.

Còn Tiger Woods”, ông ấy nói nhỏ. “Đó sẽ là một câu chuyện thú vị”.

Trên đường ra máy bay để trở về Mỹ, tôi dừng lại ở một tiệm cắt tóc ngoài trời. Nơi đây là một hàng cây cao su được tận dụng làm nơi cắt tóc với các tấm gương gắn trên thân cây. Có năm cây ở đây nên tôi không phải chờ đợi.

Manh mối mới

Vài tuần sau đó, một công nhân may tên Phan Pham đang ngồi ở nhà tại Stanton, California và nghe đài radio “Little Saigon”. Khi giọng nói đề cập đến đoạn quảng cáo trên báo, trong đó nhắc đến Nguyen (Tiger) Phong, Earl Dennison Woods, ông lập tức gọi điện đến nhà đài.

Không phải Nguyen”, ông ấy nói với họ. “Đúng là Nguyen”, đại diện kênh radio trả lời. Và rồi họ cúp máy.

Hai ngày sau đó, Pham đọc báo và thấy đoạn quảng cáo này, bao gồm cả hình Trung tá Phong và Trung tá Woods. Tất nhiên ông ấy nhận ra họ vì từng phục vụ chung trong quân đội. Thậm chí ông ấy còn biết đến cái tên “Tiger” bởi “Phong là một người nóng tính, rất nóng tính. Ông ấy là một chiến binh hoang dã và cố gắng làm mọi thứ hoàn hảo”.

Pham gọi điện đến số được in trong quảng cáo. Đó là số tổng đài ở Connecticut nên ông đã để lại lời nhắn.

Tôi là Đại úy Phạm (cấp bậc cuối của ông ấy trước khi chiến tranh kết thúc). Tôi biết bạn đang muốn tìm Trung tá Phong. Tôi biết ông ấy. Nếu bạn muốn biết thêm về ông ấy, hãy gọi cho tôi. Tôi sẽ kể cho bạn nghe về Trung tá Phong”, Pham để lại số điện thoại nhà cùng số điện thoại ở xưởng may, nơi mà ông ấy và vợ đang làm việc.

Tất nhiên tôi đã gọi đến Pham. Tuy nhiên sau cuộc trao đổi ngắn, tôi chỉ biết được trung tá Phong đã mất ở Lạng Sơn. Tôi tìm kiếm trên bản đồ và nhận ra tỉnh này nằm kế bên Vĩnh Phú.

Tiger Woods (giữa) năm 1998 cùng cha Earl và mẹ Kultida. (Ảnh: David Cannon)

Không lâu sau đó là dịp U.S. Open, tôi có cơ hội gặp lại Earl Woods trong vài giây ngắn ngủi.

Ông có nhớ Đại úy Phan Pham không”, tôi hỏi. Cha của Woods gật đầu chậm rãi và nói. “Tôi nghĩ tôi biết”.

Vì thế tôi quyết định thực hiện một chuyến đi đến Stanton. Khi đến nơi tôi có được sự hỗ trợ phiên dịch bởi Dwayne Nordstrom, một người hàng xóm của Pham.

Ông có biết tên đệm của Trung tá Phong không?”, tôi hỏi sau vài lời xã giao.

Tiger”, Pham trả lời và tôi hiểu ngay.

Không phải, đó là nickname thôi”, tôi cười. “Ý tôi là tên đệm thật sự ấy”.

Dang”, Pham nói tiếp.

Dang ư?”, tôi dò hỏi cách phát âm.

D-A-N-G”.

Nguyen Dang Phong?

Không phải tên Nguyen! Không phải tên Nguyen!”, Pham nhanh chóng sửa lại. “Vuong, V-U-O-N-G”.

Như vậy tên thật của Tiger Phong chính là Vuong Dang Phong.

Tôi không biết nên cười hay khóc nữa. Thường trong tình huống này tôi thường cười. Vậy là tôi đã đi tìm kiếm trong vô vọng một người không rõ danh tính. Earl đã nhớ lầm về họ của ông Phong ngay từ đầu.

Tuy nhiên khi nghĩ kĩ lại, thực ra đó là một sai lầm dễ mắc phải. Earl luôn gọi ông ấy là “Tiger” trong khi những người còn lại gọi là “Trung tá Phong”. Ngoài ra gần như toàn bộ họ của người Việt là “Nguyễn”.

Pham đã tìm thấy một số điện thoại ở thành phố Hồ Chí Minh”, Nordstrom cho biết. “Tôi không chắc đó là số của ai nhưng tôi nghĩ ông ấy đã nhờ con gái tìm kiếm. Dù vậy ông ấy ngại đưa cho anh. Ông ấy lo rằng một số điện thoại gọi từ nước Mỹ có thể gây nguy hiểm”.

Nếu tôi hứa rằng một người bạn của tôi ở thành phố Hồ Chí Minh thực hiện cuộc gọi này, liệu ông ấy có tin tưởng đưa tôi số điện thoại đó không”, tôi hỏi lại. Câu trả lời may mắn là có.

Tôi gửi bản fax chứa những thông tin cần thiết cho Flower. Và vào lúc 3 giờ sáng nọ, một cuộc gọi đã đánh thức tôi kèm theo những bất ngờ.

Này Tom, này Tom”, Flower nói qua điện thoại. “Ảnh của ông ấy ở khắp mọi nơi. Tôi đang ở trong một ngôi nhà. Chờ đã. Nói xin chào với con ông ấy đi. Là Trung”.

Tôi đang mơ ư?

Xin chào”, một giọng nói cất lên, “Tôi là con trưởng của ông Phong, Vuong Dang Trung”. Tôi không nghe rõ những câu sau đó cho đến khi giọng nói đó nhắc về câu chuyện sau năm 1975.

Sau năm 1975, cha tôi vào trại cải tạo ở tỉnh Lạng Sơn và Hoàng Liên Sơn. Ông ấy mất vào ngày 9/9/1976. Mười năm sau đó, 1986, chính quyền mới thông báo với gia đình chúng tôi. Ông ấy được chôn trong rừng gần biên giới Trung Quốc. Chúng tôi đã tìm được mộ theo một cách màu nhiệm, có thể như vậy. Phần lớn cột đánh dấu mộ đều làm bằng gỗ và bị mục nát. Tuy nhiên thứ đánh dấu mộ của ông ấy lại làm bằng bê tông. Họ nói rằng ông ấy mất vì bệnh tật. Chúng tôi đã đem hài cốt trở về nhà".

Sự thật khiến tôi ngỡ ngàng trong giây lát trong khi niềm tin và hy vọng trôi đi mất. Ông Phong đã mất hơn 20 năm. Ông qua đời chỉ sau 8 tháng kể từ khi Earl Woods lấy tên ông ấy đặt cho con trai mình. Trung tá Phong đã mất ở tuổi 47.

Theo thông tin từ Trung, Trung tá Phong đã trốn khỏi làng nơi sinh ra ông ấy rồi đến Trảng Bàng, Tây Ninh trong 39 ngày kể từ sau ngày 30/4. Tuy nhiên ông đã trở về Sài Gòn để gặp lại gia đình chỉ một tuần trước khi đầu hàng vào ngày 15/6. Một ngày sau đó, ông hôn chín người con – bảy trai, 2 gái để tạm biệt, trong đó có một người con gái được ông nhận nuôi khi cha cô bé qua đời trong trận chiến.

Kể từ đó ông bị chuyển từ trại này sang trại khác, và vợ ông, bà Ly Thi Bich Van cố gắng theo đuổi trong tuyệt vọng nhưng không bao giờ kịp. Khi bà đến trại này, ông ấy đã bị chuyển sang trại khác và cứ như vậy trong vài tháng.

Bà Ly Thi Bich Van, vợ của Tiger Phong cùng tấm ảnh cưới của cả hai. (Ảnh: Dom Furore)

Trong năm đầu tiên, những lá thư ông Phong gửi đều đến được nhà. Ông chủ yếu viết về tình cảm dành cho gia đình cũng như nỗi nhớ các món ăn ông yêu thích. Những đứa trẻ luôn cùng nhau đọc và khóc. Họ nhớ về người cha của mình, một người tuy nghiêm khắc những cũng rất tình cảm. Ở buổi họp gia đình hàng tuần, mỗi đứa trẻ đều được yêu cầu nhắc lại điều tích cực và tiêu cực trong tuần đó. Điều khiến họ nhớ nhất là một điều tiêu cực của chính ông Phong, nói về trận thua khi đánh quần vợt cùng Earl Woods.

Tôi nhớ ông Woods rất rõ”, Trung nói. “Giờ tôi đã 40 tuổi. Khi đó tôi 13 hoặc 14. Trong một lần nọ ông Woods đã cho tôi nhìn thấy tấm hình chụp con gái ông ta. ‘Nuôi con bé tốn kém lắm’, ông ấy nói. ‘Nhưng nếu một ngày nào đó cậu có thể nuôi con bé, cậu có thể cưới con bé’. Một lần khác ông ấy đưa cha tôi bức vẽ một con hổ với cái đầu bự. Mọi ngày cha tôi nhìn bức tranh ấy trên tường và cười. Chúng tôi đã đốt bức tranh nào vào năm 1975”.

Khi phải đốt những thứ từng thuộc về người Mỹ, mẹ tôi đã khóc”.

Bà ấy giờ ở đâu?”, tôi hỏi.

Tacoma, Washington”, Trung trả lời. “Năm 1994, bà ấy cùng hai con trai và một con gái đã chuyển đến Tacoma”.

(Còn tiếp)

Hành trình tìm danh tính người được lấy tên cho Tiger Woods (Kỳ 3)