6 điều cần biết về sân golf tổ chức giải Honda Classic

PGA National Golf Club có tổng cộng năm sân bên trong gồm Fazio, Squire, Estate, Palmer và Champion. Tuy nhiên chỉ có sân Champion được chọn làm nơi tổ chức sự kiện Honda Classic từ năm 2007, một phần bởi vì độ thứ thách rất cao ở nơi đây.

Thời điểm thành lập

Sân Champion (Champion Course) ở PGA National bắt đầu mở cửa đón khách vào năm 1981. Dưới bàn tay thiết kế của bộ đôi chú cháu kiến trúc sư nổi tiếng George và Tom Fazio, sân golf này được dùng để tổ chức những giải golf quan trọng trong suốt 38 năm qua.

Trong quá khứ, đây là nơi đăng cai sự kiện Senior PGA Championship trong giai đoạn 1982-2000 và từng chứng kiến nhiều khoảnh khắc lịch sử. Chẳng hạn như chiến thắng của tuyển Mỹ trước tuyển châu Âu ở Ryder Cup 1983 với cách biệt chỉ 1 điểm hay golfer Larry Nelson giành danh hiệu PGA Championship năm 1987.

Những thay đổi về thiết kế

Cho đến nay sân Champion đã trải qua ba lần chỉnh sửa và tất cả đều được huyền thoại Jack Nicklaus đảm nhận. Trong đó thay đổi đầu tiên diễn ra vào năm 2002 trước khi có thêm lần cải tạo vào năm 2014. Những điểm mới trên sân sau các lần chỉnh sửa này là việc thêm cỏ Bermuda, thiết kế lại hố số 14 par-4, thêm nhiều bunker và hồ nước và tăng chiều dài cho bốn hố.

Thay đổi lần thứ ba xảy ra vào mùa giải trước nhằm cải thiện chất lượng cỏ và vùng green để tăng thêm độ khó. Ở mùa giải trước, sân Championship đã trở thành địa điểm thi đấu khó thứ hai ở PGA Tour với số điểm trung bình +2, chỉ thua mỗi sân Shinnecock Hills (nơi diễn ra U.S. Open 2018).

Loạt 3 hố thử thách “The Bear Trap”

Khi đến chơi ở sân Champion, The Bear Trap chắc chắn là thứ mà các golfer nghe thường xuyên nhất. Cụm từ này nhằm ám chỉ đến bộ ba hố gần nhau và có độ khó cao nhất trên sân gồm hố số 15, hố số 16 và hố số 17. Với độ khó rất cao, người chơi hầu như không có cơ hội đạt điểm par khi hoàn tất ba hố này.

Hố số 15 sân Champion ở PGA National (Ảnh: PGA Tour)

Hố số 15 par-3 (dài 179 yard)

Đây là hố đầu tiên của The Bear Trap. Với số điểm trung bình 3,391 ở mùa giải trước, đây là hố đấu mà các golfer tham gia ít có khả năng ghi birdie nhất khi tỷ lệ này chỉ khoảng 5%. Dù nửa sau của hố này ở vị trí cao và dễ quan sát, tuy nhiên điểm cắm cờ lại nằm ở điểm xa nhất trên green và được bảo vệ bởi các bunker bên trái và hồ nước bên phải. Do đó nếu gió thổi mạnh, người chơi sẽ dễ gặp “ác mộng”. Chính vì thế đây là hố có độ khó cao thứ hai trên sân Champion và thứ chín ở PGA Tour trong mùa giải trước.

Hố số 16 sân Champion ở PGA National (Ảnh: PGA Tour)

Hố số 16 par-4 (dài 434 yard)

Hố thứ hai của The Bear Trap có số điểm trung bình ở mùa giải trước đạt 4,262. Với địa hình dogleg ở bên phải, đây được xem là hố par-4 khó nhất trong 90 hố ở các sân thuộc PGA National. Yếu tố tạo nên thử thách ở hố này chính là hồ nước chạy dọc theo bên phải fairway và thậm chí khu bên phải còn có một bunker để “trừng phạt” người chơi nếu đưa bóng quá nhiều về hướng đó. Tuy nhiên nếu phát bóng về bên trái, cú đánh thứ hai của golfer sẽ nguy cơ lớn rơi vào nước khi nó chiếm phần lớn diện tích trước vùng green.

Hố số 17 sân Champion ở PGA National (Ảnh: PGA Tour)

Hố số 17 par-3 (dài 190 yard)

Hố thứ ba và là hố cuối cùng của The Bear Trap được mệnh danh là hố khó nhất trên sân Champion ở mùa giải trước. Xét trên tất cả sân tổ chức các giải PGA Tour năm ngoái, hố này có độ khó cao thứ ba. Điều này đủ để thấy hố par-3 này mang đến thử thách khó nhằn như thế nào khi số điểm trung bình ở đây lên đến 3,533.

Với độ khó cao, đây là hố khiến người chơi dính điểm bogey hoặc tệ hơn với tỷ lệ cao nhất, lên đến 40%. Ngoài việc là hố có chiều dài ngắn nhất trên sân, yếu tố gió ở đây cũng là thứ dễ khiến bóng rơi vào bunker hoặc hồ nước nhất. Người chơi chỉ có lựa chọn duy nhất là cố gắng đưa bóng vào được green sau cú phát bóng.

Gậy putter cũ của Tiger Woods thu về gần 23.000 USD sau buổi đấu giá